

Ảnh hồng ngoại của núi lửa Eyjafjallajökull
Viết bởi Trần Nghiêm Thứ bảy, 08 Tháng 5 2010 04:20
Hôm thứ bảy, 17 tháng 4, 2010, thiết bị Ghi ảnh Mặt đất Tiên tiến (ALI) trên phi thuyền Quan sát Trái đất 1 (EO-1) của NASA đã chụp bức ảnh hồng ngoại màu giả này của ngọn núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland. Một nguồn nhiệt mạnh (kí hiệu màu đỏ) có thể nhìn thấy tại chân của cột khói bụi Eyjafjallajökull. Ở phía trên bên phải, sự phát xạ nhiệt mạnh cũng có thể nhìn thấy từ những dòng dung nham định vị tại Fimmvorduhals từ 20 tháng 3 đến 13 tháng 4, 2010, nơi dung nham đầu tiên đi tới bề mặt, sinh ra những con suối dung nham và những dòng sông nham thạch hùng vĩ. Vì Fimmvorduhals nằm ở nơi không có chỏm băng trên đỉnh, nên có ít sự tương tác dữ dội giữa dung nham và nước xảy ra tại Eyjafjallajökull và phát sinh cột khói núi lửa khổng lồ. Ở phía đông Fimmvorduhals là chỏm băng Myrdalsjökull, bên dưới đó là ngọn núi lửa Katla đang yên nghỉ. Theo sử liệu còn ghi lại, Katla đã phun trào 20 lần, lần gần đây nhất là vào năm 1918.
Ảnh: NASA/JPL/EO-1 Mission/GSFC/Ashley Davies
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Bài liên quan
Các bài khác
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Đọc nhiều nhất
- Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
- Giải chi tiết đề thi đại học Vật lý 2010 - Thầy Phạm Văn Hải
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
- Dòng điện xoay chiều - Phương pháp giải bài tập và các dạng toán
- Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học vật lý đạt điểm cao - Tại sao không?
- Cách học tốt môn vật lý trong trường phổ thông
- Điểm danh 7 vũ khí tối tân của tương lai