

Máy bay hoạt động như thế nào? - Phần 2
Viết bởi 123physics Thứ ba, 22 Tháng 3 2011 17:08
Hai loại máy bay
Mọi loại máy bay đều được thiết kế để bay trong không khí. Nhưng không phải máy bay nào cũng bao giống nhau. Thật vậy, có hai loại máy bay. Một loại được gọi là “nhẹ hơn không khí”. Còn loại kia được gọi là “nặng hơn không khí”.
Một máy bay nhẹ hơn không khí có thể nổi bồng bềnh. Nó có thể nhẹ hơn về trọng lượng so với không khí xung quanh nó. Quả khí cầu làm xiếc là thí dụ đơn giản của loại máy bay này. Trước khi bơm đầy, quả khí cầu không chuyển động. Trọng lượng của nó kéo nó trở xuống. Nhưng bơm đầy túi với chất khí helium, thì quả khí cầu bay lên. Tại sao hiện tượng này xảy ra? Nguyên do là helium nhẹ hơn nhiều so với không khí.
Một con diều thì nặng hơn không khí. Nhưng vào một ngày lộng gió, không khí chuyển động bên dưới con diều có thể nâng nó lên cao trên bầu trời.
Vì sao con diều bay được?
Máy bay nặng hơn không khí thì có khác. Nó vẫn luôn luôn nặng hơn không khí xung quanh nó. Loại máy bay này bay vì một nguyên do khác. Những bề mặt của nó làm cho không khí nâng máy bay lên. Một máy bay nặng hơn không khí đơn giản là con diều. Con diều có nhiều hình dạng và kích cỡ. Nhưng chúng đều được chế tạo để bay lên trong gió.
Loại diều mà mọi người trên thế giới thích chơi đùa là diều hình con chim. Loại diều này có thể tìm thấy trên khắp thế giới.
Chỉ việc xếp và bay
Một kiểu máy bay nặng hơn không khí dễ chế tạo là máy bay giấy. Bắt đầu là một tờ giấy phẳng. Khi phóng lên thì tờ giấy phẳng từ từ rơi trở xuống sàn nhà. Nhưng chỉ sau một vài nếp gấp, tờ giấy trở thành một chiếc máy bay. Với hình dạng mới của nó, tờ giấy cất lên và bay ngang qua phòng.
Tiếp theo: Khí cầu không khí nóng
Máy bay hoạt động như thế nào?
Susan Markowitz Meredith
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Bài liên quan
- Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 55)
- Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 46)
- Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 45)
- Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 44)
- Vật lí học và chiến tranh - Từ mũi tên đồng đến bom nguyên tử (Phần 19)
Các bài khác
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Đọc nhiều nhất
- Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
- Giải chi tiết đề thi đại học Vật lý 2010 - Thầy Phạm Văn Hải
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
- Dòng điện xoay chiều - Phương pháp giải bài tập và các dạng toán
- Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học vật lý đạt điểm cao - Tại sao không?
- Cực trị trong bài toán điện xoay chiều
- Cách học tốt môn vật lý trong trường phổ thông