

M16: Những cột Tạo hóa
Viết bởi Trần Nghiêm Chủ nhật, 28 Tháng 3 2010 23:58
Nó đã trở thành một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của thời hiện đại. Hình ảnh này, chụp với Kính thiên văn vũ trụ Hubble hồi năm 1995, cho thấy những giọt cầu khí đang bốc hơi (EGG) hiện ra từ những cột khí hydrogen phân tử và bụi. Những cột khổng lồ ấy dài hàng năm ánh sáng và đậm đặc đến mức chất khí bên trong co lại do hấp dẫn để hình thành nên những ngôi sao. Tại mỗi đầu cột, bức xạ cường độ cao của những ngôi sao sáng còn trẻ làm cho vật chất tỉ trọng thấp sôi lên, để lại những cái nôi sao EGG đặc phơi ra. Tinh vân Đại bàng (Eagle), cùng với cụm sao mở M16, nằm cách xa chúng ta chừng 7000 năm ánh sáng. Các cột tạo hóa trên một lần nữa được ghi ảnh bởi Đài thiên văn tia X Chandra đang bay trên quỹ đạo, và người ta nhận thấy đa số EGG không phải là những vật thể phát ra tia X cường độ mạnh.
Ảnh: J. Hester, P. Scowen (ASU), HST, NASA
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Bài liên quan
Các bài khác
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Đọc nhiều nhất
- Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
- Giải chi tiết đề thi đại học Vật lý 2010 - Thầy Phạm Văn Hải
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
- Dòng điện xoay chiều - Phương pháp giải bài tập và các dạng toán
- Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học vật lý đạt điểm cao - Tại sao không?
- Cách học tốt môn vật lý trong trường phổ thông
- Điểm danh 7 vũ khí tối tân của tương lai