

Nhà vật lí hạt nhân Otto Frisch từng suýt chết vì Lady Godiva
Viết bởi Trần Nghiêm Thứ bảy, 28 Tháng 9 2013 17:23
Otto Frisch giành giải Nobel vì nêu ra được cơ chế phân hạch. Có lẽ ông là người cuối cùng đánh giá thấp sự phân hạch. Vì thế mà ông suýt mất mạng vì một thiết bị thử nghiệm phân hạch ông đặt tên là Lady Godiva.
Trên bước đường tị nạn ở châu Âu trước sự bùng nổ của Đảng quốc xã Đức, Otto Frisch đã tính được rằng uranium-235 có thể tham gia vào một phản ứng dây chuyền, dẫn tới sự phát bức xạ dữ dội và một vụ nổ. Ông giành giải Nobel với công trình nghiên cứu chứng minh rằng một neutron do một nguyên tử uranium phát ra có thể làm vỡ một nguyên tử uranium khác, làm nó phân chia và tiếp tục giải phóng thêm neutron, rồi những neutron này lại làm phân chia những nguyên tử khác. Nghiên cứu của ông về sự phân hạch cuối cùng đã đưa ông đến New Mexico tham gia Dự án Manhattan. Tại đó, ông suýt mất mạng vì công trình sáng tạo của mình.
Các khoanh uranium luôn phát ra neutron, và uranium đã làm giàu còn phát nhiều neutron hơn nữa. Quá nhiều khoanh uranium đặt chung với nhau có thể kích hoạt phản ứng theo kiểu riêng của chúng. Dự án Manhattan phải nghiên cứu chính xác thì một phản ứng diễn ra tới hạn như thế nào, và vì thế Frisch đã thiết kế dụng cụ Lady Godiva.
Ông đặt một số khoanh uranium chung thành một chồng, với một cái lỗ xuyên qua một phần nhất định của nó. Một thỏi uranium được thả qua cái lỗ, làm tăng tổng lượng phản ứng, và làm cho toàn bộ dụng cụ bốc lửa. Lúc thỏi uranium chạy tới hết đầu kia của lỗ thì phản ứng dừng lại. Nó được gọi là Lady Godiva vì nó không được che chắn. (Nàng Godiva khỏa thân mà chẳng quan tâm cả thế giới đang nhìn vào.) Che chắn sẽ làm các neutron phản xạ trở lại dụng cụ và làm tăng tốc độ phản ứng.
Frisch cho chạy thí nghiệm thật cẩn thận, luôn dõi mắt nhìn vào ngọn đèn sẽ bùng lên tích tắc mỗi khi lượng neutron phát tăng lên. Tuy nhiên, một ngày nọ, ông không nghe rõ người đứng bên cạnh đang nói gì với ông. Ông nghiêng người để nghe cho rõ hơn. Động tác này làm chắn mất Lady Godiva, và dụng cụ không phản ứng tốt nữa. Liếc mắt nhìn, Frisch thấy ngọn đèn, nó nhấp nháy trong suốt thí nghiệm, đang sáng đều lên. Ông chạy tới, lấy nhanh một số khoanh uranium trong chồng thí nghiệm ra khỏi máy và đặt lên sàn nhà. Thế là ngọn đèn tắt.
Áo sơ mi trắng của Frisch, và nước trong cơ thể ông, làm các neutron phản xạ trở lại dụng cụ, kích hoạt chuỗi phản ứng. Sau này, Frisch phát hiện rằng ông đã bị nhiễm xạ khá nhiều trong lúc nghiêng người và ngó đèn báo. Một số nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan tính được rằng nếu Frisch ở lại đó thêm vài giây nữa thôi là lượng nhiễm xạ đủ để khiến ông thiệt mạng. Sau lần đó, không ai bén mảng đến gần Lady Godiva nữa. Đặc biệt không nên là khi bạn đang mặc áo sơ mi trắng.
Theo io9.com
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Bài liên quan
Các bài khác
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Đọc nhiều nhất
- Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
- Giải chi tiết đề thi đại học Vật lý 2010 - Thầy Phạm Văn Hải
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
- Dòng điện xoay chiều - Phương pháp giải bài tập và các dạng toán
- Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học vật lý đạt điểm cao - Tại sao không?
- Cách học tốt môn vật lý trong trường phổ thông
- Điểm danh 7 vũ khí tối tân của tương lai