

Giải thích nhanh: Lưỡng tính sóng-hạt
Viết bởi 123physics Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 22:10
Lưỡng tính sóng-hạt là một khái niệm trong ngành vật lí hạt cơ bản gán hai đặc điểm trông như mâu thuẫn cho một vật.
Hãy nghĩ như sau: Nếu bạn chưa từng nhìn thấy cá ngựa bao giờ, bạn có thể tưởng tượng một con vật gồm hai phần, nửa cá và nửa ngựa. Nhưng khi bạn từng tận mắt nhìn thấy một con, bạn sẽ phát hiện rằng cá ngựa là một thứ hoàn toàn khác.
Tương tự như vậy, các vật lượng tử như electron và quark thường được mô tả vừa là sóng vừa là hạt, nhưng thật ra chúng chẳng phải là cái nào. Chúng có các tính chất dạng sóng và các tính chất dạng hạt nhưng về cơ bản không giống với bất cứ thứ gì chúng ta trải nghiệm hàng ngày.
Những vật lượng tử này mờ nhạt, được phân bố theo một kiểu nào đó và mơ hồ khi chúng truyền trong không gian, và chúng rắn chắc, không suy suyễn và không thể phân chia khi chúng va chạm. Chúng không phải sóng và chẳng phải hạt.
Hình dung tốt nhất của một elecron hay một quark hành xử như thế nào thì có chút kì quái. Hãy tưởng tượng bạn khuấy một té nước trên biển tại bãi biển Virginia: Sóng lan ra trên đại dương, hòa quyện với các sóng khác, đánh mất dạng hình riêng của nó. Sau đó ở bờ bên kia đại dương, tại Cape Town, Casablanca hay Reykjavik, té nước của bạn xuất hiện ở dạng ban đầu của nó và đổ dồn lên người nào đó trên bờ biển.
Mặc dù điều này có vẻ phản trực giác, nhưng đó chính là cách tự nhiên vận hành ở cấp độ cơ bản nhất của nó.
Theo Symmetry Magazine
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Bài liên quan
Các bài khác
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Đọc nhiều nhất
- Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
- Giải chi tiết đề thi đại học Vật lý 2010 - Thầy Phạm Văn Hải
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
- Dòng điện xoay chiều - Phương pháp giải bài tập và các dạng toán
- Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học vật lý đạt điểm cao - Tại sao không?
- Cực trị trong bài toán điện xoay chiều
- Cách học tốt môn vật lý trong trường phổ thông