Bài viết
Cơ học cổ điển
Năng lượng và lực


Năng lượng và lực
Viết bởi Trần Nghiêm Thứ hai, 26 Tháng 8 2013 12:25
1 Lực hấp dẫn
- Thế năng hấp dẫn, E, của một vật trọng lượng F newton có độ cao h so với mặt đất được cho bởi E = F × h. Sắp xếp lại phương trình này cho ta F = E / h.
- Gradient của đồ thị tại một điểm bất kì là gradient của đường tiếp tuyến tại điểm đó. Khi đường cong trơn đều, một cách tính gần đúng là chọn hai giá trị cách đều điểm đó và tính tỉ số của độ biến thiên năng lượng, DE, với độ biến thiên chiều cao, Dh.
- Khi một vật chuyển động ra xa Trái đất, lực hút do trường hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên nó giảm. Đường cong là tiệm cận và do đó lực không bao giờ thật sự bằng không, nhưng nó trở nên rất nhỏ và xem như bỏ qua.
2 Lực hút và lực đẩy giữa các nguyên tử
- Khi các nguyên tử chuyển động cùng nhau, các lớp vỏ electron ngoài cùng của chúng tác dụng một lực đẩy lên nhau.
- Tuy nhiên, ở những khoảng cách nhỏ hơn thì lực hút giữa các nguyên tử tăng lên.
- Lực hút và lực đẩy đó có thể tổng hợp thành một lực cho một khoảng cách bất kì.
- Khi lực hút tiến về không đối với những khoảng cách lớn thì nó giảm chậm hơn lực đẩy, và có một khoảng cách tại đó lực hút tác dụng sau khi lực đẩy đã tiến về không.
- Ở khoảng cách cân bằng, lực đẩy bằng với lực hút, và các nguyên tử là bền.
File ảnh:
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Bài liên quan
Các bài khác
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Đọc nhiều nhất
- Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
- Giải chi tiết đề thi đại học Vật lý 2010 - Thầy Phạm Văn Hải
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm gõ công thức Toán - MathType
- Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học vật lý đạt điểm cao - Tại sao không?
- Dòng điện xoay chiều - Phương pháp giải bài tập và các dạng toán
- Cách học tốt môn vật lý trong trường phổ thông
- Điểm danh 7 vũ khí tối tân của tương lai